Nguyên nhân gây táo bón kéo dài và cách điều trị

Táo bón kéo dài báo hiệu là một trong những dấu hiệu rối loạn chức năng đại tràng, cảnh báo bạn đang gặp bệnh viêm đại tràng thể táo. Tình trạng táo bón lâu dài không được điều trị kịp thời có thể dẫn tởi thủng đại tràng, bệnh trĩ, ung thư nguy hiểm.

Nguyên nhân gây táo bón kéo dài

Táo bón là hiện tượng đi ngoài không thường xuyên, phân bị tích trữ, khó đẩy ra ngoài. Táo bón khiến người bệnh đi ngoài ít hơn, chỉ khoảng 3 - 4 lần/tuần. Tình trạng táo bón có thể do 2 nguyên nhân cơ bản như:

  • Tuyến giáp hoạt động kém

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, dẫn tới trao đổi chất kém, làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn tới đi ngoài kém, táo bón kéo dài nếu không cải thiện chức năng tuyến giáp.

  • Bệnh tiểu đường

 Bệnh tiểu đường khến cơ thể ngưng sản xuất hormone Insulin, một loại hormone giúp phân hủy đường trong máu. Từ đó dẫn tới tổn thương hệ thần kinh kiểm soát đường tiêu hóa, dẫn tới táo bón.

  • Các bệnh lý tiêu hóa

Nếu bạn đang gặp các bệnh lý về đại tràng dạ dày như: u đại tràng ác tính người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng táo bón kéo dài, kèm theo có thể có máu tươi.

  • Căng thẳng kéo dài

Tình trạng tinh thần căng thẳng, lo âu kéo dài khiến cho não bộ phát ra tín hiệu tới hệ thống tiêu hóa, khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, dẫn tới đi ngoài khó khăn hơn.

  • Thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu lành mạnh

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khiến người bệnh dễ bị táo bón như: ăn những thực phẩm khó tiêu (thực phẩm nhiều dầu mỡ, thừa protein, thực phẩm chế biến sẵn,...); uống ít nước, dùng thuốc giảm đau, nhuận tràng; ngồi nhiều, lười vận động; nhịn đi ngoài thời gian dài,...

Dấu hiệu táo bón kéo dài

Người bị táo bón thường dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 - 4 lần/tuần và giảm dần theo mức độ của bệnh táo bón.
  • Chất phân rắn, dạng lổn nhổn như các cục phân dê.
  • Đại tiện khó khăn, người đi phải rặn nhiều, mất sức, thậm chí gây đau và rách hậu môn, kèm theo máu tươi.
  • Luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Thường xuyên có cảm giác đi ngoài mà không đi được.

Táo bón kéo dài gây biến chứng nguy hiểm

Tình trạng táo bón có thể nhanh chóng được cải thiện khi điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhưng nếu táo bón kéo dài do bệnh đại tràng, gây rối loạn chức năng đại tràng, chất thải không được đào thoát, tích tụ trong co thể, gây ra các loại viêm nhiễm, dẫn đến ung thư, u đại tràng ác tính đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Bên cạnh đó, táo bón kéo dài gây đọng chất bẩn ở trực tràng, cản trở tuần hoàn, hình thành trĩ nội - trĩ ngoại. Tình trạng táo bón không được cải thiện sẽ khiến búi trĩ tiến triển nhanh và trở nặng hơn, gây ra những khó khăn trong cuộc sống & sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt, với những đứa trẻ mắc bệnh táo bón, trẻ có thể xuất hiện tình trạng biếng ăn, giảm sức đề kháng, xuất hiện trĩ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Cách chữa táo bón kéo dài hiệu quả

Tùy tình trạng táo món và mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân khác nhau sẽ có giải pháp cứu chữa cho người bị táo bón khác nhau như:

  • Điều chỉnh lối sống sinh hoạt: ăn uống thực phẩm dinh dưỡng dễ tiêu hóa, sinh hoạt khoa học, thường xuyên tập luyện và vận động, uống nhiều nước,...
  • Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu kéo dài. Cải thiện bằng cách tìm biện pháp giải trí (đi bộ, nghe nhạc, ngủ, ngắm cảnh, đọc sách, hát, nói chuyện,...).
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị. Với những người bị táo bón kéo dài do bệnh nền từ tiểu đường, bệnh tuyến giáp, đại tràng,... người bệnh nên sử dụng các loại thuốc chuyên trị, giúp cải thiện bệnh, từ đó cải thiện tình trạng tiêu hóa, giải quyết vấn đề táo bón nhanh chóng.
  • Với những người bị táo bón do đại tràng, người bệnh có thể dùng thuốc trị đại tràng Bonibaio thay thế cho các loại thuốc kháng sinh, tây dược nhằm giảm tác dụng phụ nguy hại tới sức khỏe.

Lưu ý:

  • Khi có hiện tượng táo bón, trước tiên người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân, kết hợp sử dụng các loại thực phẩm thiên nhiên có tính chất mềm, dễ tiêu để giảm áp lực tiêu hóa.
  • Nếu bệnh táo bón vẫn không thể tự khỏi, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị hợp lý từ bác sĩ.
  • Với các trường hợp sử dụng thuốc chữa táo bón do tiểu đường, thuốc trị đại tràng Bonibaio hay bất kỳ loại thuốc trị bệnh nào, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước để đảm bảo an toàn với sức khỏe, tránh rủi ro không đáng có.

Tình trạng táo bón không phải hiếm gặp, nhưng nếu để táo bón kéo dài vừa gây bệnh vừa ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Nhằm tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, người bệnh hãy giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh và thường xuyên thăm khám để phát hiện bệnh sớm & điều trị kịp thời nhé. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc!